Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Chống ùn tắc: Loạn giải pháp là do tắc tư duy?!

Trái ngược với quan điểm đó, hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông và bạn đọc đều cho rằng, giải pháp căn bản nhất để giải quyết bài toán chống ùn tắc giao thông hiện nay là phải di dời các trường đại học, các bệnh viện, các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội thành. Đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường trên cao trong nội đô, xây dựng tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và phát triển mạnh hệ thống giao thông công cộng… mới giải quyết được ùn tắc. Thế nhưng, trong khi mải miết đi tìm và thử nghiệm các giải pháp khác thì vấn đề quan trọng và mấu chốt này dường như chưa được thực sự quan tâm. Bằng chứng là vẫn liên tục có những toà nhà cao tầng được cấp phép xây dựng trong nội đô, còn việc di dời các trường đai học và bệnh viện thì vẫn dậm chân tại chỗ.

Chỉ vấn đề ùn tắc GT nhưng suốt những năm qua, nhiều giải pháp được đưa ra vẫn không giải quyết được. Có ý kiến cho rằng, việc chống ùn tắc hiện đang thiếu giải pháp do “tắc” về tư duy!.

Loạn giải pháp chống ùn tắc giao thông

Từ gần 10 năm trở lại đây, câu chuyện ùn tắc giao thông luôn là một trong những chủ đề nóng thu hút sự chú ý nhiều nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Để giải quyết bài toán hóc búa này, những năm qua, lãnh đạo 2 thành phố đã đưa ra áp dụng hàng loạt các giải pháp: từ xén vỉa hè, mở rộng lòng đường, bịt ngã ba, tư đến điều chỉnh đèn đỏ cho rẽ phải, tăng phí trước bạ, phạt nặng các lỗi vi phạm giao thông trong nội đô, đổi giờ làm, cấm trông giữ xe, phân làn… nhưng ùn tắc giao thông cũng chỉ mới giảm được một phần rất khiêm tốn.

Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề ùn tắc giao thông lại nghiêm trọng và được quan tâm giải quyết như thời gian vừa qua. Cũng Vì được quan tâm nên rất nhiều các giải pháp chống ùn tắc giao thông đã được triển khai và đề xuất; trong đó có cả những phương án khi mới đề xuất đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của người dân.

Một trong những giải pháp như thế phải kể đến đầu tiên là đề xuất đi xe theo chẵn - lẻ của TPHCM. Đề xuất này cũng đã được một lần trình UBND TP HCM phê duyệt vào năm 2009, nhưng đã không được các cấp lãnh đạo của thành phố chấp thuận.

Tại Hà Nội, giữa năm 2011, sau khi lãnh đạo Thành phố yêu cầu Sở Giao thông vận tải nghiên cứu phương án hạn chế phương tiện cá nhân, ông Vũ Tuyên, một công dân ở Láng Hạ (Hà Nội) đã đề xuất phương án cấm xe máy nội thành giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc.

Giải pháp ông Tuyên khuyến cáo nên thực hiện là, hàng ngày, vào các giờ cao điểm, toàn bộ khu vực nội thành sẽ cấm xe máy hoạt động. Sáng từ 6h - 8h30; trưa từ 11h - 13h; chiều từ 16h – 18h30. Theo ông Tuyên, trong các giờ cao điểm trên chỉ nên sử dụng phương tiện xe buýt, xe con và xe đạp.

Đề xuất của ông Vũ Tuyên đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi sau đó và làm thổi bùng lên một giải pháp mới trong việc chống ùn tắc giao thông đó là việc nghiên cứu hạn chế phương tiện cá nhân.

Cảnh ùn tắc giao thông thường thấy ở Hà Nội.

Mới đây nhất, cùng bức xúc trước vấn nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn, ông Mai Trọng Tuấn, cựu phi công đã trình Chính phủ đề xuất cấm ô tô 5x5 để giải quyết ùn tắc, sau đó Chính phủ đã yêu cầu Hà Nội nghiên cứu đề xuất này của ông Tuấn.

Ngay sau khi VnMedia đăng giải pháp trên, hàng trăm độc giả đã gửi phản hồi về báo. Theo đó, giải pháp nhận được 2 luồng ý kiến. Một số ý kiến đồng thuận với đề xuất của ông Tuấn, cho rằng cần phải có một người chịu “hy sinh" sự tiện ích cá nhân tạm thời trong một thời gian để chờ thành phố mở mang đường sá, đầu tư cho các phương tiện công cộng. Khi đó, không cần cấm thì người dân sẽ hạn chế, thậm chí bỏ đi xe máy để dùng phương tiện công cộng, trong khi đó thì những người vẫn muốn đi ô tô sẽ không chịu cảnh tắc đường.

Tuy nhiên, phần lớn ý kiến phản đối, cho rằng không thể cấm bất cứ phương tiện gì mà cần có giải pháp quản lý hợp lý. Ngoài ra, việc cấm ô tô cá nhân nhưng cho phép xe taxi hoạt động sẽ chỉ là “đánh bùn sang ao”, vì sẽ có rất nhiều xe cá nhân đội lốt taxi…

Loạn giải pháp do tắc tư duy?

Với giải pháp xe chẵn lẻ, đã 3 lần TPHCM đề xuất giải pháp này. Lần đầu tiên giải pháp này được đề xuất là vào năm 2009 và bị bác bỏ như đã nói ở trên, sau đó vào tháng 11 năm 2011, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TPHCM lại một lần nữa đề xuất cấm xe chẵn - lẻ nhưng sau bị dư luận phản đối nên thêm một lần nữa đề xuất lại bị bác. Mới đây nhất, vào đầu tháng 2 vừa qua, Sở Giao thông vận tải TPHCM lần thứ 3 đòi áp dụng giải pháp cấm xe gây nhiều tranh cãi này.

Chưa bàn đến hiệu quả của giải pháp này khi áp dụng có chắc chắn chống được ùn tắc hay không hay cũng chỉ là một trong những giải pháp tình thế như nhiều giải pháp khác đang được áp dụng trong thời gian vừa qua nhưng việc một cơ quan đầu ngành giao thông của thành phố hết lần này đến lần khác, đề xuất giải pháp xe chẵn - lẻ cho thấy sự bức bối và sự bế tắc trong các giải pháp chống ùn tắc giao thông của những người làm giao thông TPHCM.

Có lẽ do cảm được sự bế tắc trong các giải pháp chống ùn tắc giao thông đang triển khai ở 2 thành phố lớn và quá sốt ruột với các giải pháp ít phát huy tác dụng đang triển khai, một số người dân đã đề xuất những giải pháp chống ùn tắc giao thông như Cấm xe máy nội thành giờ cao điểm; cấm ô tô 5x5…lên các cấp có thẩm quyền.

Những đề xuất này tuy chưa nhận được sự đồng tình của dư luận nhưng nó cho thấy sự thật rằng người dân đang rất băn khoăn, thậm chí là hoài nghi về hiệu quả và không đồng tình với các giải pháp chống ùn tắc giao thông mà lãnh đạo 2 thành phố đang triển khai.

Bình luận về các giải pháp chống ùn tắc giao thông hiện nay ở các thành phố lớn, các nhà chức trách đều thừa nhận rằng, các giải pháp hiện nay đang triển khai đều chỉ là những giải pháp mang tính chất tạm thời và chỉ phát huy tác dụng ở một thời điểm nào đó chứ còn về lâu dài muốn chống ùn tắc giao thông phải triển khai các giải pháp đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, đến hạn chế phương tiện cá nhân, mở mang đường sá…

Trước tình trạng này, nhiều người nhận định rằng: Các giải pháp chống ùn tắc giao thông hiện nay sở dĩ "loạn" là do đang ‘tắc” tư duy!.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét